Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Theo trình bày của Cơ quan điều tra tại phiên tòa giám đốc thẩm: tại lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008, Hải trình bày về việc sử dụng thời gian ngày 13/01/2008. Kết quả xác minh, Hải khai không đúng sự thật nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ xét xử vụ án, nhưng được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan Công an. Quá trình xác minh, Cơ quan điều tra đã xác minh nhiều đối tượng nghi vấn, trong đó có Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol, nhưng đã làm rõ những đối tượng này không liên quan đến vụ án, nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ vụ án mà được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan Công an. Cơ quan điều tra cũng đã lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu (là người đầu tiên phát hiện ra vụ án) nhưng không lưu trong hồ sơ vụ án mà được lưu trong hồ sơ hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan Công an. Việc không lưu các lời khai này trong hồ sơ vụ án là thiếu sót của Cơ quan điều tra. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Cơ quan điều tra đã công bố những tài liệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm. Qua xem xét những tài liệu nêu trên, tuy không được lưu trong hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật nhưng nội dung của những tài liệu này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không cần thiết điều tra lại.
Đối với nội dung kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng, một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến (Bl 133, 144, 211, 213-222, 232, 238, 244, 253); một số biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung có sửa chữa, nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai (Bl 85, 97, 250). Qua kiểm tra hồ sơ vụ án và thẩm tra công khai tại phiên tòa giám đốc thẩm thì thấy đây là các sai sót, vi phạm thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, tại các biên bản hỏi cung ngày 07/7/2008 và ngày 11/7/2008 (Hải khai nhận cụ thể hành vi phạm tội của mình) không có các vi phạm nêu trên. Mặt khác, tại Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm cũng không viện dẫn, trích các bút lục có vi phạm để làm chứng cứ kết tội bị cáo. Do đó, những vi phạm, sai sót nêu trên không phải vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không làm thay đổi bản chất vụ án nên không cần thiết phải điều tra lại.
Từ những nhận định nêu trên, xét thấy:
Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra có một số vi phạm, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, giám định pháp y và nhận dạng như:
Không thu giữ các vật chứng gây án khi khám nghiệm hiện trường (con dao, chiếc thớt, chiếc ghế inox); Ghi nhận không chính xác về hung khí gây án: Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi mã số tem đảm bảo chất lượng của ghế là HNP2 447052, biên bản thu giữ chiếc ghế ghi HPM3 44705 đều không chính xác vì ảnh chụp hiện trường thể hiện rõ chiếc ghế xếp khung inox có số tem đảm bảo chất lượng là HPM2 447052; không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường mà để hơn 04 tháng sau mới trưng cầu giám định dẫn đến máu bị phân hủy, không giám định được; không ra quyết định trưng cầu để xác định thời điểm chết của nạn nhân.
Biên bản nhận dạng của anh Đinh Vũ Thường, anh Nguyễn Mi Sol không có người chứng kiến; Biên bản ghi lời khai của chị Lê Thị Thu Hiếu có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai (nội dung sửa chữa là sửa lỗi chính tả); Không đưa vào hồ sơ vụ án một số tài liệu như: các biên bản ghi lời khai người làm chứng Đinh Vũ Thường, Nguyễn Mi Sol trước ngày phát hiện ra Hồ Duy Hải; lời khai của các anh Phùng Phụng Hiếu, Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị và lời khai của Hồ Duy Hải (04 bản cung, 23 bản tường trình, bản tự khai, sơ đồ do Hải vẽ, viết, trong đó có lời khai ngày 20/3/2008).
Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những vấn đề nêu trên là đúng. Tuy nhiên, những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án. Kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An tổ chức kiểm điểm nghiêm túc về những vi phạm, sai sót trên.
Một số nội dung Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là không chính xác, một số nội dung kháng nghị cho rằng có những mâu thuẫn chưa được làm rõ thì đã được thu thập đầy đủ trong quá trình điều tra nên không cần thiết phải điều tra lại; một số nội dung kháng nghị yêu cầu điều tra lại không có ý nghĩa trong việc chứng minh tội phạm như đã phân tích ở các phần trên.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách thận trọng, khách quan và toàn diện các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội; căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhận thấy: trong quá trình điều tra, Hải có 25 lời khai, trong đó có 03 lời khai do Viện kiểm sát nhân dân tiến hành ở giai đoạn truy tố, 03 lời khai có Kiểm sát viên và Luật sư bào chữa tham gia, Hải đều khai nhận giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và chị Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó lấy tài sản của chị Hồng, chị Vân và một số tài sản của Bưu điện Cầu Voi.
Ngay khi nhận Quyết định khởi tố bị can (Bl 17), Hải đồng ý các nội dung trong Quyết định; khi nhận Kết luận điều tra (Bl 381) Hải đồng ý với nội dung trong Bản kết luận điều tra; khi nhận Cáo trạng (Bl 525) Hải tự đọc Cáo trạng và khẳng định nội dung trong Cáo trạng là đúng như Hải đã làm. Tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thẩm vấn thì bị cáo nhận tội; khi Luật sư và đại diện Viện kiểm sát hỏi, Hải lại khai không có hành vi giết chị Hồng, chị Vân và không chiếm đoạt tài sản như Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố, nhưng không lý giải được lý do chối tội. Sau khi xét xử sơ thẩm, Hải có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, có lúc Hải nhận tội, có lúc không nhận tội.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Hải có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình, không kêu oan (Đơn xin tha tội chết đề ngày 04/5/2009). Trước khi trình Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành xác minh, lấy lời khai của Hồ Duy Hải trong trại tạm giam, Hải nhận tội và tỏ ra ân hận về hành vi tội lỗi của mình. Như vậy, trong những thời điểm quan trọng thì Hải đều thừa nhận hành vi phạm tội và mong muốn được giảm hình phạt.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm không có việc mớm cung, bức cung, ép cung, nhục hình đối với Hải, không có cơ sở chứng minh Hải ngoại phạm. Nhiều tình tiết thể hiện chỉ người thực hiện hành vi phạm tội mới có thể đưa ra được lời khai phù hợp với hiện trường vụ án, diễn biến sự việc và kết quả giám định. Những vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm nêu ra sau khi được phân tích, lý giải càng làm rõ hơn hành vi phạm tội của Hải. Với những lý do đã nêu trên, đủ cơ sở để khẳng định:
Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 13/01/2008, Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi bằng chiếc xe Dream biển kiểm soát 62F5-0842, Hải đậu xe phía trong cổng rào và đi vào phòng giao dịch gặp chị Nguyễn Thị Thu Vân đang ngồi trực. Sau đó vào phòng trong ngồi giữa ghế salon, chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (nhân viên bưu điện) lên ngồi nói chuyện với Hải và mời Hải uống nước. Quá trình ngồi nói chuyện với chị Hồng, Hải mượn điện thoại Nokia 1100 của Bưu điện dùng để nạp Card cho khách hàng để bấm các chức năng máy một lúc rồi bỏ trên bàn.
Đến khoảng 20 giờ 30 phút, Bưu điện nghỉ, chị Vân vào phòng trong nơi Hải và chị Hồng đang ngồi, do nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nên Hải đã đưa tiền cho chị Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nắm tay kéo chị Hồng vào buồng, Hải đẩy chị Hồng nằm ngửa xuống đi văng loại xếp. Hải dùng hai tay nắm hai tay chị Hồng, chị Hồng phản ứng dùng chân đạp vào bụng Hải, Hải buông chị Hồng ra, chị Hồng ngồi dậy chạy về phía sau cầu thang (khu vực bếp nấu ăn), Hải đuổi theo, kéo tay chị Hồng xô vào góc tường gần chân cầu thang, chị Hồng kêu lên, Hải sợ bị phát hiện nên Hải dùng tay đánh vào mặt, bóp cổ và đẩy chị Hồng ngã xuống sàn gạch rồi dùng thớt tròn đập vào vùng mặt và vùng đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó, Hải lấy con dao inox dài 30cmx3cm trên mặt bàn nấu ăn, tay phải cầm dao, tay trái nắm tóc chị Hồng rồi cắt qua lại 02 cái vào cổ chị Hồng. Thấy chị Hồng nằm im, Hải đi vòng ra phía sau nhà vệ sinh rửa dao và tay cho sạch máu. Hải dắt dao vào lưng quần phía trước bụng đi vào nhà, đến cầu thang thì thấy chị Vân đi mua trái cây về. Chị Vân kéo cửa sắt xuống đóng cửa, đi vào nhà đặt túi trái cây trên bàn salon. Lúc này, Hải nảy sinh ý định giết chị Vân để bịt đầu mối. Hải cầm ghế xếp inox thủ sẵn, khi chị Vân vừa xuống phòng sau thấy chị Hồng bị cắt cổ chết, chị Vân sợ chạy ngược trở lại phòng khách, Hải đuổi theo, dùng ghế đánh vào đầu làm chị Vân ngã xuống nền gạch. Hải đem ghế để tại chân cầu thang nơi để xác chị Hồng, rồi quay ra dùng tay xốc nách chị Vân, kéo đến chỗ xác chị Hồng, Hải đặt đầu chị Vân nằm trên người chị Hồng và lấy con dao inox đang dắt ở lưng quần phía trước bụng cắt vào cổ chị Vân 02-03 cái. Khi cắt cổ chị Vân, máu bắn vào quần áo nên Hải đi vào phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao và quẹt sạch các vết máu trên quần áo rồi nhét dao vào phía sau tấm bảng ở sát vách tường gần cầu thang.
Sau khi thực hiện hành vi giết chị Hồng và chị Vân, Hải lên phòng giao dịch mở tủ lấy khoảng 1.400.000 đồng; khoảng 40-50 sim, card điện thoại, đến bàn salon lấy điện thoại Nokia 1100 bỏ vào túi quần. Hải đi dép vào và đến gầm cầu thang chỗ xác chị Vân lấy 01 dây chuyền vàng không có mặt, 01 vòng đeo tay bằng vàng và 01 nhẫn vàng; lấy ở xác chị Hồng 01 đôi hoa tai vàng, 01 sợi dây chuyền vàng mặt bông hoa, 01 lắc đeo tay vàng và 02 nhẫn vàng kiểu. Hải leo qua hàng rào ngăn giữa sân phía sau và sân trước, lấy xe rồi chạy về hướng nhà dì ruột Nguyễn Thị Len. Sau đó, Hải tắm, giặt quần áo, lấy số nữ trang rửa sạch rồi bọc nilon cất. Ngày 18/01/2008, Hải mang số nữ trang, điện thoại, sim card lấy của chị Hồng, chị Vân lên Thành phố Hồ Chí Minh bán. Hải bán điện thoại được 200.000 đồng; bán nữ trang được 3.500.000 đồng; riêng số sim card, Hải bỏ vào bọc rác phi tang. Sau khi gây án một tuần, Hải sợ bị phát hiện nên lấy quần áo mặc hôm gây án và dây lưng ra đốt ở vườn sau nhà bà Len.
Như vậy, các lời nhận tội của bị cáo và những chứng cứ tài liệu thu thập được đã được các cơ quan tiến hành tố tụng từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm và Đoàn liên ngành Trung ương thẩm định, đánh giá và khẳng định: do không đáp ứng được mục đích quan hệ tình dục với chị Hồng, bị chị Hồng phản ứng và đạp mạnh vào bụng của Hải, Hải bực tức và sợ bị phát hiện nên đã giết chị Hồng. Khi chị Vân đi mua trái cây về, phát hiện thấy xác chị Hồng, Hải đã giết chị Vân để bịt đầu mối. Sau đó, Hải đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là có căn cứ, không oan; xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người” và 05 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung của hai tội là tử hình, là đúng pháp luật.
Mặc dù, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có những thiếu sót, vi phạm nhưng những thiếu sót, vi phạm này không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không làm thay đổi bản chất của vụ án. Do vậy, không cần thiết phải huỷ bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.