Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2023, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm so với năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thô ước đạt gần 19 triệu tấn, giảm 5,4%, thép thành phẩm sản xuất ước đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 8%, và tiêu thụ thép biểu kiến ước đạt hơn 20 triệu tấn, giảm 8%.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2023, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm so với năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thô ước đạt gần 19 triệu tấn, giảm 5,4%, thép thành phẩm sản xuất ước đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 8%, và tiêu thụ thép biểu kiến ước đạt hơn 20 triệu tấn, giảm 8%.
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của tình trạng stress và căng thẳng kéo dài. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như mất tập trung, bất an, suy kiệt hoặc thậm chí là trầm cảm.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi mà ít ai để ý. Cơ thể mệt mỏi có thể do chúng ta mắc phải một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh về gan, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và suy giảm sức lực.
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta lơ là đi nhiều thứ, trong đó có cả việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc ăn uống qua loa, bỏ bữa chính là những thói quen xấu khiến cơ thể không đủ dưỡng chất để tạo ra năng lượng dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.
Chế độ sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Chế độ sinh hoạt không khoa học như thức khuya, hút thuốc, uống rượu bia, ít vận động,… là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi cơ thể.
Để trả lời cho câu hỏi mệt trong người nên uống gì, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra phương pháp hồi phục cơ thể phù hợp. Coway Vina đã tổng hợp một số nguyên nhân thường gặp khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi như:
Nước lọc đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể giúp cung cấp dưỡng chất và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy nếu uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Stress và căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt sức lực
Vậy mệt trong người nên uống gì? Để cơ thể được nạp thêm năng lượng và cải thiện tình trạng mệt mỏi, chúng ta cần cung cấp những dưỡng chất cần thiết thông qua 7 loại nước uống dưới đây:
Nước ép trái cây, sinh tố là một trong những thức uống giúp bạn lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng. Mỗi khi mệt mỏi bạn hãy bổ sung nước ép chứa nhiều vitamin C như cam, dâu, bưởi,… giúp kiểm soát căng thẳng bằng cách hạ hormone cortisol và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Nước ép trái cây, sinh tố là một trong những thức uống giúp bạn lấy lại năng lượng
Khi bạn băn khoăn mệt mỏi trong người nên uống gì thì trà xanh là sự lựa chọn lý tưởng. Trong trà xanh chứa cafein có tác dụng chống oxy hóa, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng một cách nhanh chóng, mang lại cảm giác tỉnh táo và hưng phấn.
Trong sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, canxi, chất chống oxy hóa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, chống lại mệt mỏi và stress. Khi mệt mỏi hãy thưởng cho mình một ly sữa để tiếp thêm năng lượng và vực dậy tinh thần để thấy thoải mái và phấn chấn hơn.
Nước ion kiềm có đặc tính giàu chất chống oxy hóa Hydrogen hỗ trợ quá trình loại bỏ các gốc tự do, đào thải độc tốc và tăng cường quá trình chuyển quá, giúp bạn hồi phục cơ thể nhanh chóng. Uống nước chứa ion kiềm còn giúp phòng chống một số bệnh mãn tính như bệnh gout, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
Trà nghệ gừng chanh được xem là thức uống với đa công dụng mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe. Mỗi ngày uống 1 ly trà nghệ gừng chanh không những giúp giảm đường huyết, ức chế viêm, chống ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Đây là thức uống nên được cho vào danh sách đồ uống ưu tiên mỗi ngày để cải thiện chất lượng sức khỏe.
Trà nghệ gừng chanh với đa công dụng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi
Nước dừa là nguồn cung cấp magie và kali lý tưởng cho cơ thể. Uống nước dừa không những giúp cơ bắp được thư giãn mà còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên lưu ý không uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng đi tiểu về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nước lọc luôn là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 lít nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước dẫn đến cản trở quá trình trao đổi chất. Nước giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì thế mà khi cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy uống 1 ly nước lọc, cảm giác mệt mỏi sẽ được xoa dịu ngay tức thì.
Máy lọc nước Coway Vina cung cấp nước sạch tinh khiết là người bạn đồng hành lý tưởng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình. Mỗi khi mệt mỏi hãy bổ sung ngay cho mình một ly nước, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và sảng khoái hơn. Một số sản phẩm nổi bật như máy lọc nước Coway VILLAEM 2, máy lọc nước Coway NEO 2 và máy lọc nước Coway Cinnamon với hơn 3 chế độ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Sản phẩm còn được khách hàng yêu thích lựa chọn nhờ vào kích thước nhỏ gọn phù hợp với mọi không gian bếp.
Máy lọc nước Coway Cinnamon với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với không gian bếp
Hy vọng 7 gợi ý trên sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi mệt trong người nên uống gì. Bên cạnh bổ sung những loại nước uống bổ sung dưỡng chất thì bạn cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để có thể khắc phục tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Hãy để máy lọc nước Coway đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Mọi thông tin chi tiết hãy truy cập website Coway Vina hoặc gọi đến hotline 1800.556.892 để được hỗ trợ nhé.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp đà phục hồi từ cuối năm ngoái, mang về 17,4 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu gần 60 tỷ USD của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2024.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị cao. Ảnh: Đ.T
Hàng chế biến, chế tạo tăng tốc
Gần 1,8 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu thành công sang Mỹ trong tháng 1/2024, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là máy móc thiết bị, điện thoại mang về lần lượt 1,56 tỷ USD và 1,4 tỷ USD, dệt may 1,32 tỷ USD.
Sự phục hồi đơn hàng tại thị trường hơn 340 triệu dân, có mức tiêu thụ cao, đã góp phần mang về doanh thu 17,4 tỷ USD cho xuất khẩu chỉ trong 2 tháng đầu năm, tăng gần 34% so với cùng kỳ.
Nhìn vào kết quả này, có thể thấy, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Nhiều năm liên tiếp, Mỹ là điểm đến quan trọng của hàng Việt. Năm 2023, dù chịu nhiều tác động từ suy giảm kinh tế, lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu, nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu gần 97 tỷ USD hàng đi Mỹ.
Với lượng hàng hóa xuất khẩu có giá trị gần 110 tỷ USD và 97 tỷ USD trong 2 năm gần nhất (2022 - 2023), Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD/năm và giữ vững vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng về các thị trường ASEAN, giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) nói.
Kỳ vọng thương mại song phương 200 tỷ USD
Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết, một đoàn doanh nghiệp cấp cao thường niên gồm 50 công ty hàng đầu của Mỹ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, năng lượng, hàng không và quốc phòng, sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, dịch vụ tài chính, y tế, quỹ đầu tư… sẽ có chuyến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam từ ngày 18 đến 21/3/2024.
Thương mại song phương Việt - Mỹ đã tăng 300 lần, từ 450 triệu USD năm 1995, lên 124 tỷ USD vào cuối năm 2022. Với sự kiện nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, thực hiện các trụ cột hợp tác bao phủ nhiều lĩnh vực, là nền tảng để thương mại song phương sớm đạt 200 tỷ USD.
Theo các nhà nghiên cứu về thương mại quốc tế, với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Mỹ có thể công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ.
Khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, có thể khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, giá nhập khẩu thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có thể cho phép các công ty Mỹ tăng sản lượng và sản xuất tại Việt Nam.
Đổi lại, lợi ích mà các công ty Mỹ có được là cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm. Tất cả đều góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Quan trọng hơn, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam cũng sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng thương mại, thì những vụ kiện phòng vệ thương mại mà phía Mỹ khởi kiện hàng Việt cũng tăng nhanh chóng, mục tiêu để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự đổ bộ của hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Năm 2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 16 vụ việc khởi xướng mới đối với pin mặt trời, tủ gỗ, một số sản phẩm thép, hóa chất… bên cạnh nhiều vụ việc đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ. Phần lớn vụ việc khởi xướng trong năm 2023 do Mỹ thực hiện. Lũy kế đến thời điểm này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của khoảng 240 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu là chủ động lưu trữ hồ sơ, dữ liệu các lô hàng. Trong từng vụ việc, nên hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh là mình không bán phá giá, không nhận trợ cấp… Thường xuyên để ý danh sách các mặt hàng trong diện cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Thực tế, một số vụ việc, qua kháng kiện, Mỹ đã kết luận nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.