Truyền thông Báo chí là một trong những ngành học có sức hút mỗi mùa tuyển sinh, nếu bạn đang đắn đo không biết ngành Truyền thông Báo chí học trường nào tốt? Sau khi học xong sẽ làm việc gì? Mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Truyền thông Báo chí là một trong những ngành học có sức hút mỗi mùa tuyển sinh, nếu bạn đang đắn đo không biết ngành Truyền thông Báo chí học trường nào tốt? Sau khi học xong sẽ làm việc gì? Mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phân hiệu miền Nam là nơi đào tạo chuyên sâu về báo chí và truyền thông với chất lượng cao. Học viện thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua cho các bạn trẻ yêu thích ngành truyền thông báo chí. Trường tập trung vào việc đào tạo sinh viên theo hướng thực hành nhiều hơn lý thuyết, với mục tiêu giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau khi ra trường.
Khi lựa chọn trường đại học để học ngành truyền thông báo chí, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau đây:
Chất lượng giảng dạy là yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường. Một trường đại học có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình học hiện đại sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Trở thành một nhà báo thực sự không phải là chuyện dễ dàng, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi và phấn đấu để tự hoàn thiện bản thân. Thực tế, không phải sinh viên học trường báo nào cũng làm báo, mà có thể làm các công việc liên quan khác. Tuy nhiên, dù bạn có định hướng trở thành một nhà báo thực thụ hay không thì những tố chất sau là điều kiện cần để bạn có thể học tập ngành báo chí:
Hy vọng thông tin trong bài viết MarketingAI đã chia sẻ, có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi ngành báo chí học trường nào tốt, cơ hội nghề nghiệp của ngành trong tương lai cũng như cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích có liên quan. Chúc bạn lựa chọn được ngôi trường ưng ý nhất và có một mùa tuyển sinh thành công.
Báo chí là một trong những ngành thuộc lĩnh vực truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về các trường đào tạo, điểm chuẩn hàng năm, chương trình học… của ngành Báo chí.
Ngành Báo chí là một ngành nghề liên quan đến việc sản xuất, truyền thông và phân phối các thông tin cho cộng đồng, bao gồm các hoạt động như viết bài, chụp ảnh, quảng cáo, truyền hình, truyền đài, tờ báo và trang web tin tức.
Sinh viên học ngành báo chí sẽ học về các kỹ năng như viết bài, chụp ảnh, biên tập và phân tích tin tức. Họ cũng sẽ học về luật pháp về truyền thông, quảng cáo và tổ chức báo chí. Các cơ hội việc làm cho người học ngành báo chí bao gồm các vị trí như biên tập viên, nhà phát triển nội dung, nhà quảng cáo và nhà phân tích tin tức.
Chương trình học ngành Báo chí cung cấp cho người học kiến thức quan trọng chuyên sâu về Lý luận báo chí truyền thông, Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông, Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông, Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông, Tâm lý học giao tiếp, Các vấn đề toàn cầu, Kỹ năng viết báo, Lịch sử báo chí, Ảnh báo chí, Biên tập văn bản báo chí, …
Ngành Báo chí có mã ngành xét tuyển đại học là 7320101.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Báo chí
Các bạn lưu ý: Ngành Báo chí ở các trường thường có điểm chuẩn dựa theo khối xét tuyển nên mỗi trường thường sẽ có nhiều mức điểm chuẩn khác nhau với ngành Báo chí nhé.
Các trường tuyển sinh ngành/chuyên ngành Báo chí năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường hàng đầu cả nước về chất lượng đào tạo báo chí, truyền thanh, truyền hình. Được thành lập ngày 16/01/1962, cho đến nay Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cử nhân chất lượng cho nền báo chí nước nhà.
Ngành báo chí học trường nào ở Hà Nội tốt nhất - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cử nhân ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để có thể làm việc tại các tòa soạn báo, hãng tin, tạp chí, báo mạng hay các lĩnh vực liên quan trong các cơ quan, tổ chức nhà nước đòi hỏi kỹ năng, kiến thức báo chí.
Hiện nay, Học viên đang đào tạo 42 chương trình trình độ đại học được chia thành 4 nhóm chính, riêng báo chí được xếp nhóm 1 bao gồm 8 chuyên ngành: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo truyền hình chất lượng cao, báo mạng điện tử chất lượng cao, ảnh báo chí và quay phim truyền hình.
Qua những thông tin trong phần "Ngành báo chí học trường nào" và "Thi khối nào" chúng ta có thể đối chiếu điểm chuẩn của các trường theo từng khối thi khác nhau. Điểm chuẩn ngành Báo chí năm từ năm 2020 đến năm 2023 có xu hướng tăng dần, đặc biệt là ở các trường top đầu. Ở các trường đại học top đầu thường có điểm chuẩn rất cao, thường trên 27 điểm, Với các trườn khách thì dao động từ khoảng 16-27 điểm.
Dưới đây là điểm chuẩn cụ thể một số trường tiêu biểu:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội):
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM):
Một trong những lý do hàng đầu để lựa chọn một ngành học chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nghề báo cũng phát triển đa dạng hơn, không còn bị gói gọn trong báo giấy mà còn có báo mạng, tạp chí, chương trình thời sự, một blog hay một kênh truyền thông xã hội miễn là nó đảm bảo được tiêu chí phản ánh xã hội (cung cấp thông tin đến công chúng).
Cả nước hiện có hơn 700 toàn soạn lớn nhỏ, từ các toàn soạn truyền thống đến trang báo điện tử, cùng hàng trăm đài phát thanh, truyền hình trải dài khắp cả nước. Chỉ cần dạo một vòng các trang tuyển dụng bạn có thể bắt gặp nhiều thông tin tuyển phóng viên, biên tập viên cũng như các công việc liên quan khác. Bạn thấy đấy, cơ hội việc làm ngành báo không hề ít chút nào.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, học báo chí ra trường chỉ để...viết báo. Điều này không sai nhưng nó không phản ánh đúng và đầy đủ cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại.
Ngành báo chí học những môn gì? Ngành báo chí học trường nào? Ra trường làm gì? Con gái có nên học báo chí?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Báo chí có khả năng thực hiện những công việc sau:
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng thành lập một công ty truyền thông của riêng mình.
Mức lương của ngành Báo chí tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc và đơn vị nơi bạn công tác. Chẳng hạn:
Cộng tác viên báo chí: Tùy theo chủ đề, độ dài và chất lượng bài viết bạn có thể nhận mức nhuận bút rơi vào khoảng 50.000 đến 1.000.000 đồng cho bài viết có nội dung chất lượng cao, yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu.
Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, phụ thuộc vào việc ngành báo chí học trường nào, ở khu vực miền Bắc hay miền Nam thì mức lương sẽ dao động vào khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc tại cơ quan truyền thông lớn mức lương của bạn sẽ được thỏa thuận dựa theo năng lực, và thường rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
Đặc biệt, khi bạn có cơ hội làm việc tại thị trường báo chí nước ngoài, mức thu nhập hàng năm của bạn có thể lên đến hàng chục ngàn đô một năm.
Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt. Do đó, nếu bạn thực sự đam mê và có định hướng nghiêm túc với nghề hãy luôn không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.