Trần Duy Đông Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu

Trần Duy Đông Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu

Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Ông Đỗ Thắng Hải nhận túi quà 50.000 USD tại phòng làm việc

Theo cáo trạng, tháng 6-2021, giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp chuẩn bị hết hạn.

Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép, bà Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil, đã liên hệ với ông Đỗ Thắng Hải để "nhờ giúp đỡ".

Ông Hải đồng ý, giới thiệu bà Hạnh liên hệ với cấp dưới của mình là Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể.

Đồng thời, cựu thứ trưởng cũng gọi điện chỉ đạo ông Tuấn sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Xuyên Việt Oil.

Qua giới thiệu của ông Đỗ Thắng Hải, bà Hạnh liên lạc với Tuấn xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil. Tuấn sau đó báo cáo việc này cho vụ trưởng Trần Duy Đông, cả hai cùng thống nhất tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil.

Khi được nhóm cán bộ Bộ Công Thương đồng ý giúp, nữ giám đốc Xuyên Việt Oil đã chỉ đạo lái xe đưa 10.000 USD cho Nguyễn Văn Thắng (phó giám đốc chi nhánh Hà Nội Xuyên Việt Oil) gặp và gửi quà cho vụ phó Tuấn.

Tuy nhiên khi gặp nhau, Thắng chỉ đưa 5.000 USD cho Tuấn, giữ lại một nửa và đưa vào quỹ công ty chi nhánh Hà Nội.

Cơ quan truy tố cáo buộc, sau khi được giúp đỡ tạo điều kiện cấp lại giấy phép kinh doanh, nữ giám đốc của Xuyên Việt Oil đã đến Bộ Công Thương gặp cựu thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đưa túi quà đựng 50.000 USD "cảm ơn".

Cựu cán bộ Bộ Công Thương 'chia quà' hối lộ tại phòng làm việc

Theo cáo trạng, quá trình tiếp nhận hồ sơ, đầu tháng 7-2021, Hoàng Anh Tuấn ký thông báo gửi bà Mai Thị Hồng Hạnh về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Xuyên Việt Oil.

Lý do Tuấn đưa ra là hồ sơ chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.

Bà Hạnh liên lạc với Tuấn nhờ giúp đỡ và cựu vụ phó tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép.

Sau khi được hướng dẫn, bà Hạnh đã chỉ đạo cấp dưới tìm các đại lý bán lẻ xăng dầu để ký hợp đồng mua bán cổ phần nhằm hợp thức hóa điều kiện về số lượng đại lý.

Cựu vụ trưởng Trần Duy Đông - Ảnh: Bộ Công Thương

Tháng 9-2021, bà Hạnh đã mua gom được 300.000 USD và tiếp tục giao Thắng mang đi hối lộ lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước.

Tuy nhiên, trên đường đến Bộ Công Thương, Thắng đã bỏ ra bớt 50.000 USD.

Khi gặp Hoàng Anh Tuấn, Thắng được đưa vào phòng làm việc của vụ trưởng Đông.

Tại đây, Thắng nói "do dịch Covid-19 nên chị Hạnh không ra được Hà Nội, chị Hạnh có gửi quà cho các anh" và để túi đựng trên ghế sofa sát chỗ ngồi của vụ trưởng.

Sau khi Thắng ra về, Tuấn và Đông cùng chia số tiền 250.000 USD thành hai phần. Đông giữ lại 120.000 USD và đưa 130.000 USD cho Tuấn, cáo trạng nêu.

Ngoài ra, khi Tuấn dẫn đầu đoàn của Bộ Công Thương đến Xuyên Việt Oil thì được dẫn đi kiểm tra tượng trưng một cây xăng của doanh nghiệp này. Trên xe về, Thắng đưa 10.000 USD cho Tuấn, theo chỉ đạo của bà Hạnh.

Do đó, dù kiểm tra đầy đủ đúng quy trình nhưng vụ phó Tuấn vẫn ký biên bản xác nhận Xuyên Việt Oil đủ điều kiện cấp lại giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Ông Tuấn còn bị cáo buộc trong lần kiểm tra trên phát hiện Xuyên Việt Oil sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu không đúng quy định, nhưng do được Hạnh nhiều lần đưa hối lộ nên bỏ qua, không xem xét hay đề xuất xử lý, chấn chỉnh.

Kết quả điều tra xác định bà Hạnh hối lộ tổng cộng 365.000 USD cho lãnh đạo Bộ Công Thương và Vụ Thị trường trong nước.

Cựu vụ phó bán đồng hồ Patek Philippe được 23.000 USD

Theo cáo trạng, từ thời điểm năm 2016, bà Hạnh còn hối lộ ông Nguyễn Lộc An (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước) để được giúp đỡ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu khi Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện.

Cụ thể, tháng 1-2016, bà Hạnh làm quen với ông An thông qua quan hệ xã hội. Trong một cuộc gặp tại TP.HCM, bà Hạnh đề nghị vụ phó giúp đỡ giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Xuyên Việt Oil, do còn thiếu một số điều kiện.

Cựu vụ phó Nguyễn Lộc An - Ảnh: Bộ Công an

Ông An đồng ý với đề nghị trên và cho biết "chi phí phải chi theo mặt bằng chung 5 - 7 tỉ đồng". Đồng thời, bà Hạnh phải hợp thức hóa các điều kiện cấp phép còn thiếu và nộp hồ sơ đến Bộ Công Thương để ông xử lý. Tại lần gặp này, bà Hạnh "gửi quà" ông An 50 triệu đồng.

Tiếp sau đó, bà Hạnh gặp ông An và đưa 100 triệu đồng. Sau khi đưa tiền cho ông An và hợp thức hồ sơ để đủ điều kiện, bà Hạnh gửi đơn đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil.

Khi ông An dẫn đầu đoàn kiểm tra thực tế điều kiện để cấp giấy phép cho Xuyên Việt Oil, bà Hạnh còn 2 lần đưa tiền cho cựu vụ phó tổng 250 triệu đồng.

Sau khi Xuyên Việt Oil được cấp phép, khoảng tháng 7-2017 ông An vào TP.HCM công tác. Để cảm ơn vì được tạo điều kiện giúp xin giấy phép, bà Hạnh mời vụ phó đến nhà ăn tối với lý do "chúc mừng sinh nhật muộn". Quà bà Hạnh tặng ông An là một đồng hồ Patek Philippe.

Cựu vụ phó Nguyễn Lộc An khai bán đồng hồ Patek Philippe được 23.000 USD. Ông An bị cáo buộc 4 lần nhận hối lộ, tổng số tiền và tài sản là hơn 921 triệu đồng.

Mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 25/7/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 6 bị can.

-Nguyễn Mai Anh, sinh năm 1976 tại Quảng Ninh, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ;

-Ngô Quang Tuấn, sinh năm 1984 tại Hà Nội, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải;

-Trần Văn Dự, sinh năm 1961 tại Thái Bình, nghề nghiệp: Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

-Vũ Sỹ Cường, sinh năm 1986 tại Hưng Yên, nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

4 bị can này đều bị khởi tố về tội Nhận hối lộ, quy định tại Điều 354 BLHS.

- Bùi Huy Hoàng, sinh năm 1988 tại Hải Dương, nghề nghiệp: Cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS.

- Nguyễn Tiến Mạnh, sinh năm 1970 tại Bắc Giang, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt; Giám đốc Công ty vận tải du lịch Hoàng Long Luxury về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 BLHS.

Trên xuống dưới, từ trái sang, các bị can: Nguyễn Mai Anh, Ngô Quang Tuấn,Trần Văn Dự, Vũ Sỹ Cường

Quyết định đã được VKSNDTC phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với các bị can nêu trên.

Bị can Bùi Huy Hoàng và Nguyễn Tiến Mạnh

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Như báo chí đã phản ánh, ngày 28/1, những bị can đầu tiên của vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bị khởi tố, tạm giam là Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự); Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Cục phó); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự). Cả bốn bị điều tra tội Nhận hối lộ. Các bị can này bị cáo buộc có hành vi "trục lợi cá nhân" khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.

Hai tháng sau, Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) bị bắt với cáo buộc Đưa hối lộ trong việc tổ chức chuyến bay giải cứu.

Giữa tháng 4/2022, cơ quan điều tra bắt Tô Anh Dũng, 58 tuổi, Thứ trưởng Ngoại giao; Phạm Trung Kiên (chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) để điều tra về tội Nhận hối lộ.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, từng cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu, từ 1/9/2016 đến 10/1/2022 có tới gần 2.000 chuyến bay giải cứu. Trừ các chi phí, số tiền lợi nhuận các đối tượng “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng mỗi chuyến.

Các bị can trong vụ án đã có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi. Hoạt động của các bị can rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng cả trong và ngoài nước, gồm một số cơ quan, ban ngành của cả trung ương và địa phương.

Số tiền lợi nhuận các đối tượng “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng mỗi chuyến